Lý do Giả_chết

Hiện tượng giả chết khá phổ biến trong thế giới động vật, từ vượn cáo, thạch sùng, ếch nhái, kiến đến các loài lưỡng cư, gà, thậm chí cá mập hàng cùng hàng trăm loài vật dùng cách giả chết để thoát thân và các mục đích khác. Nhiều loài áp dụng chiến thuật giả chết. Hầu hết các loài ăn thịt thích giết ngay con mồi của mình để dùng thịt sống, còn không có hứng thú với những con vật đã chết hoặc sợ dịch bệnh. Chính điều này giúp nhiều con mồi thoát chết, đây cũng là chiến thuật hữu hiệu nên đã có tới hàng trăm loài động vật trong thế giới tự nhiên đều chơi trò giả chết như một chiến lược sinh tồn.

Hiện tượng giả chết này được các nhà khoa học gọi là hiện tượng chết cứng (TI). Giả chết có khá nhiều biến thể tùy vào mỗi loài động vật và các tình huống khác nhau. Nhưng tạo ra mùi khó chịu và dáng nằm kì quặc là phương pháp phổ biến thường được áp dụng nhất để tạo ra cảm giác khó hiểu, nghi hoặc cho kẻ săn mồi. Nhiều cơ chế sinh học ẩn dưới những màn diễn này. Bắt nguồn từ hệ thần kinh đối giao cảm kiểm soát vòng tuần hoàn nghỉ ngơi và tiêu hóa. Nhưng muốn kiểm soát hiện tượng đó không hề đơn giản. Những con vật giả chết này luôn phải cảnh giác xung quanh xem khi nào an toàn để tỉnh dậy. Ngoài việc phòng thân, một số loài áp dụng chiến thuật giả chết với mục đích khác như săn mồi.